Thống kê


Đang xem 294
Toàn hệ thống: 2173
Trong vòng 1 giờ qua

Tư vấn trực tuyến

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Về việc ban hành "Điềulệ trường đại học"

Chính phủ

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 

Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc

Số 153/2003/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2003

Quyết định của Thủtướng Chính phủ

Về việc ban hành "Điềulệ trường đại học"

Thủ tướng chính phủ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Quyết định

Điều 1. Ban hành "Điều lệ trườngđại học" kèm theo quyết định này.

Điều 2. Giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướngdẫn các trường đại học thực hiện Điều lệ. Trong quá trình thực hiện, Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể trình Thủ tướng Chính phủ xem xét,bổ sung hoặc sửa đổi Điều lệ này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày,kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây trái với quyết địnhnày đều được bãi bỏ.

Điều 4. Các bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủtrưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

                                                               Thủ tướng Chính phủ

                                                                   Phan Văn Khải

 

Điều lệ trường đạihọc

(Ban hành theo quyết định số153/2003/QĐ-TTg
ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)

chương I
những quy định chung

Điều 1. Đối tượng và phạm vi điềuchỉnh

Điều lệ này áp dụng cho các trường Đại học quyết địnhtại Điều 38 Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1998 (dưới đây gọi tắt là Luật Giáodục).

Điều 2. Các loại hình trường và loại trường đại học

1. Các loại hình trường đại học bao gồm: công lập, báncông, dân lập và tư thục, được quy định tại Điều 13 Nghị định số43/2000/NĐ-Chính phủ ngày 30 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiếtvà hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục (dưới đây gọi tắtlà Nghị định 43).

2. Các loại trường đại học bao gồm: đại học, trường đạihọc và học viện, được quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 43.

3. Đại học Quốc gia được quy định tại Nghị định số07/2001/NĐ-Chính phủ ngày 01 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ về Đại học Quốcgia.

4. Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầuđào tạo nhân lực và quy hoạch mạng lưới các trường đại học trong từngthời kỳ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ phêduyệt danh mục các trường đại học trọng điểm của Nhà nước.

Điều 3. Nguyên tắt đặt tên trường đại học

1. Tên của trường đại học bao gồm các cụm từ sau đây:

a. Cụm từ xác định loại trường: đại học, trường đạihọc, học viện;

b. Cụm từ xác định loại hình trường nếu là bán công, dânlập hoặc tư thục;

c. Cụm từ xác định lĩnh vực, ngành nghề (nếu cần thiết);

d. Tên riêng hoặc cụm từ xác định tên đại học nếu trườnglà trường thành viên.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc dịch tên trườngđại học ra tiếng nước ngoài.

Điều 4. Quản lý Nhà nước đối với các trường đại học

1. Trường đại học chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dụccủa Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ củaUỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi trường đặttrụ sở.

2. Cơ quan chủ quản phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạothực hiện quản lý Nhà nước đối với các trường đại học trực thuộc theoquy định của Điều lệ này.

Điều 5. Tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể

1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường đại họclãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật,theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đảng, chỉ thị, nghị quyết của Đảng.

2. Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trường đại học hoạtđộng theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm thực hiện mục tiêu,nguyên lý giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục phù hợp với tôn chỉ mụcđích, chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể, tổ chức xã hội đã được xácđịnh.

Điều 6. Điều kiện thành lập trường đại học

Trường đại học được xét thành lập khi có đủ các điềukiện quy định tại Điều 18 Nghị định 43.

Điều 7. Thủ tục thành lập, sáp nhập, chia, tách, đìnhchỉ hoạt động và giải thể các trường đại học

1. Thủ tục thành lập, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạtđộng và giải thể các trường đại học được quy định tại các Điều 19, 20,21 và 22 Nghị định 43.

2. Đề án thành lập các trường đại học được thực hiệntheo 2 bước:

Bước 1: Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận đề án tiền khảthi, đối chiếu với các quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 18 Nghị định 43trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương và cho phép lậpđề án khả thi thành lập trường;

Bước 2: Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với BộKế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quantổ chức thẩm định đề án khả thi thành lập trường và các điều kiệnđược quy định tại khoản 3 Điều 18 Điều 19 Nghị định 43, trình Thủ tướngChính phủ xem xét, quyết định thành lập trường.

Điều 8. Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học

1. Quy chế về tổ chức và hoạt động của trường đại học làvăn bản cụ thể hoá Điều lệ trường đại học để áp dụng cho từng loạihình trường, một số trường hoặc một trường.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạtđộng của các loại trường, các loại hình trường đại học theo uỷ quyền củaThủ tướng Chính phủ.

3. Các trường đại học xây dựng quy chế về tổ chức và hoạtđộng của trường trình cơ quan chủ quản phê duyệt.

Điều 9. Nhiệm vụ của trường đại học

1. Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt,có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độđào tạo, có sức khoẻ, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tựtạo việc làm cho mình và cho những người khác, có khả năng hợp tác bìnhđẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học vàcông nghệ theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục vàcác quy định khác của pháp luật.

3. Giữ gìn và phát triển những di sản và bản sắc văn hoádân tộc.

4. Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong những người họcvà trong đội ngũ cán bộ giảng viên của trường.

5. Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên; xây dựng đội ngũgiảng viên của trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơcấu ngành nghề, cơ cấu tuổi và giới.

6. Tuyển sinh và quản lý người học.

7. Phối hợp với gia đình người học các tổ chức, cá nhântrong hoạt động giáo dục.

8. Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và người họctham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầucủa xã hội.

9. Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị vàtài chính theo quy định của pháp luật.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Quyền hạn và trách nhiệm của trường đại học

Trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệmtheo quy định của pháp luật và Điều lệ này về quy hoạch, kế hoạch pháttriển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ,tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự. Cụ thể là:

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch pháttriển nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạchmạng lưới các trường đại học của Nhà nước.

2. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy,học tập đối với các ngành ngành nghề trường được phép đào tạo trên cơsở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; tổ chức tuyểnsinh theo chỉ tiêu của Nhà nước, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốtnghiệp, in ấn và cấp văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

3. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiệnmục tiêu giáo dục, hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục,văn hoá, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nướcngoài nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với việc làm, phụcvụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội;

4. Đăng ký tham gia tuyển chọn và thực hiện nhiệm vụ khoahọc và công nghệ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao; sử dụng có hiệuquả kinh phí đầu tư phát triển khoa học và công nghệ; ký kết, thực hiệnhợp đồng khoa học và công nghệ, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài vềkhoa học và công nghệ góp phần xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học vàcông nghệ của đất nước;

5. Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyểnnhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ, công bố kết quả hoạtđộng khoa học và công nghệ; bảo vệ lợi ích của nhà nước và xã hội, quyềnvà lợi ích hợp pháp của cá nhân trong hoạt động đào tạo, khoa học và côngnghệ của nhà trường;

6. Hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ của các tổ chức, cánhân; góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiếnhành các hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh; sử dụng nguồnthu từ hoạt động kinh tế để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựngcơ sở vật chất của nhà trường, chi cho các hoạt động giáo dục và bổ sungnguồn tài chính cho nhà trường;

7. Được nhà nước giao đất; được thuê đất, vay vốn;được miễn, giảm thuế theo quy định của Nhà nước:

8. Tổ chức bộ máy nhà trường; thành lập và giải thể cáctổ chức khoa học và công nghệ, các đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệpcủa trường theo quy định của nhà nước;

9. Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trívà thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, khoa học và công nghệ và hoạt độngtài chính;

10. Thực hiện chế độ báo cáo cơ quan chủ quản và các cơquan cấp trên về các hoạt động của trường theo quy định hiện hành.

Điều 11. Trách nhiệm dân sự của trường đại học

Trường đại học chịu trách nhiệm dân sự theo quy định củapháp luật; không để bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩavà cơ sở vật chất của trường để tiến hành các hoạt động trái với cácquy định của Điều lệ này.

 

Chương II


                         Hoạt động giáo dục và Đào tạo

Điều 12. Mục tiêu, tính chất và nguyên lýgiáo dục

Mục tiêu, tính chất và nguyên lý giáo dục của trường đạihọc được quy định tại Điều 2 và Điều 3 Luật Giáo dục.

Điều 13. Ngôn ngữ giảng dạy

Ngôn ngữ chính thức giảng dạy ở các trường đại học làtiếng Việt. Trong những chương trình hợp tác với nước ngoài, chương trìnhđào tạo ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài và một số ngành học khác đượcgiảng dạy trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc theo quy định củaBộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 14. Ngành nghề đào tạo

1. Trường đại học được mở các ngành đào tạo đại họcvà chuyên ngành đào tạo sau đại học đã có trong danh mục ngành đào tạocủa nhà nước khi có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục vàĐào tạo.

2. Trường đại học kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạotạo mở thí nghiệm các ngành đào tạo mới khi xã hội có nhu cầu về nhânlực. Việc mở thêm ngành mới được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dụcvà Đào tạo.

3. Trường đại học thường xuyên điều tra dự báo nhu cầuđào tạo nguồn nhân lực của xã hội đối với từng ngành nghề của trường;trên cơ sở đó điều chỉnh quy mô, cơ cấu ngành nghề, trình độ và phươngthức đào tạo của trường.

Điều 15. Chương trình và giáo trình

1. Trường đại học tổ chức xây dựng chương trình đào tạo,kế hoạch giảng dạy và học tập cho các ngành đào tạo của trường trên cơsở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Trường đại học đào tạo theo các chương trình đặc biệtđối với những sinh viên xuất sắc, theo các chương trình bồi dưỡng, nâng caotrình độ khoa học - công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ và các chương trìnhnâng cao kiến thức khác cho các đối tượng có nhu cầu học tập.

3. Trường đại học thường xuyên phát triển chương trìnhđào tạo theo hướng đa dạng hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá, tạo điều kiệnđể nhanh chóng tiếp thu có chọn lọc những chương trình đào tạo của cácnước phát triển về khoa học công nghệ, phù hợp với yêu cầu của đất nước,phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, của từngngành, lĩnh vực, vùng, địa phương nói riêng.

4. Trường đại học dựa trên chương trình đào tạo của hệchính quy, thiết kế các chương trình chuyển đổi và quy định về liên thônggiữa các trình độ, hình thức tổ chức đào tạo và với các cơ sở đào tạokhác; áp dụng quy trình đào tạo linh hoạt; từng bước chuyển quy trình tổchức đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ, thực hiện chế độ cho họcvà thi lấy chứng chỉ theo từng học phần tạo thuận lợi cho người học tíchluỹ kiến thức và thực hiện bình đẳng về cơ hội học tập hoặc chuyển đổinghề nghiệp cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người ở nôngthôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

5. Trường đại học tổ chức biên soạn, duyệt và thẩm địnhcác giáo trình theo chuyên ngành và các tài liệu giảng dạy, học tập củatrường; xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu, trang thiết bị dạy - họcđáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện về nội dung, phương pháp dạy - học,phát huy tính tích cực, chủ động, năng lực tự học, tự nghiên cứu củangười học.

6. Trường đại học thường xuyên tổ chức đánh giá cácchương trình đào tạo của các ngành học, môn học của nhà nước để cónhững điều chỉnh cần thiết.

Điều 16. Tuyển sinh

1. Trường đại học xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng nămtheo chỉ tiêu của nhà nước trên cơ sở khảo sát nhu cầu nhân lực, hiệu quảđào tạo và năng lực cán bộ, cơ sở vật chất của nhà trường; kiến nghịvới cơ quan chủ quản và Bộ Giáo dục và Đào tạo về điều chỉnh cơ cấungành nghề và phát triển quy mô của trường.

2. Trường đại học tổ chức tuyển sinh theo quy chế của BộGiáo dục và Đào tạo.

Điều 17. Kiểm tra, thi và đánh giá

1. Trường đại học thực hiện việc đánh giá kết quả họctập, rèn luyện tư dưỡng, tham gia các hoạt động xã hội của người học,việc giảng dạy của giảng viên.

2. Trường đại học được lựa chọn phương pháp, quy trình,xây dựng hệ thống kiểm tra, thi và đánh giá đảm bảo khách quan, chính xácvà phù hợp với phương thức đào tạo và hình thức học tập, xác định mứcđộ tích luỹ của người học cả về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hànhngành nghề và khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyênngành đào tạo.

Điều 18. Văn bằng chứng chỉ và chất lượng đào tạo

1. Trường đại học tổ chức công nhận, cấp chứng chỉ, cấpvăn bằng tốt nghiệp cho những người được trường đào tạo khi có đủ cácđiều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Trường đại học chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạovà giá trị văn bằng chứng chỉ do trường cấp trên cơ sở xây dựng và pháttriển hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo.

3. Trường đại học có trách nhiệm thực hiện quy trình kiểmđịnh chất lượng và công khai kết quả kiểm định chất lượng theo quy địnhcủa các cơ quan có thẩm quyền.

 

                                            Chương III

                             Hoạt động khoa học và công nghệ

Điều 19. Nội dung hoạt động khoa học vàcông nghệ của trường đại học

1. Nghiên cứu cơ bản, thực hiện các nhiệm vụ khoa học vàcông nghệ ưu tiên, trọng điểm của nhà nước và nghiên cứu khoa học về giáodục.

2. Tham gia giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ doyêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước đặtra; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịchvụ khoa học và công nghệ.

3. Tham gia tư vấn xây dựng chính sách và đề xuất các giảipháp thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho các cấp quản lýnhà nước ở trung ương và địa phương; tham gia thẩm định về mặt khoa họcvà công nghệ các dự án, các công trình lớn; góp phần đưa các thành tựukhoa học và công nghệ tiên tiến vào thực tiễn sản xuất, đời sống.

Điều 20. Tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ

1. Trường đại học tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học- công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước hoặc do quỹ phát triển khoa họcvà công nghệ tài trợ theo quy định của pháp luật.

2. Trường đại học xây dựng các viện, trung tâm nghiên cứuvà phát triển, các cơ sở sản xuất thử nghiệm, các doanh nghiệp khoa học vàcông nghệ có cán bộ cơ hữu và kiêm nhiệm để triển khai các hoạt động khoahọc và công nghệ.

3. Trường đại học phối hợp với các tổ chức khoa học vàcông nghệ, các đơn vị sự nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ tổchức và hoạt động khoa học và công nghệ.

4. Trường đại học hợp tác khoa học và công nghệ với nướcngoài và các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật.

5. Trường đại học tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoahọc và phát triển công nghệ của người học.

6. Trường đại học tổ chức các hội nghị khoa học và côngnghệ, tham dự các giải thưởng khoa học và công nghệ trong nước và quốc tế.

Điều 21. Xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ

1. Trường đại học tổ chức xây dựng định hướng, kế hoạchhàng năm, trung hạn và dài hạn về hoạt động khoa học và công nghệ củatrường để đưa vào kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ chung của cơquan chủ quản.

2. Trường đại học chủ động đăng ký tham gia tuyển chọn,đấu thầu, ký kết hợp đồng hoặc các hình thức khác theo quy định của phápluật để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệcác cấp.

3. Trường đại học tự xác định các nhiệm vụ khoa học vàcông nghệ cấp trường.

Điều 22. Thông tin và trang thiết bị khoa học

1. Trường đại học tổ chức, xây dựng , quản lý và cung cấpcác nguồn thông tin khoa học và công nghệ của trường, tham gia vào hệ thốngthông tin - thư viện chung của các trường đại học, thực thi quyền sở hữutrí tuệ theo quy định của pháp luật.

2. Trường đại học xuất bản và phát hành tập san, tạp chí,các ấn phẩm khoa học, tài liệu, giáo trình và các học liệu phục vụ cho hoạtđộng đào tạo, khoa học và công nghệ của trường theo quy định của phápluật.

3. Trường đại học xây dựng và quản lý các dự án tăngcường trang thiết bị cho các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ củatrường, tham gia vào việc xây dựng và quản lý các dự án tăng cường trangthiết bị, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia.

 

Chương  4


                          Nhà trường, gia đình và xã hội

Điều 23. Trách nhiệm và quan hệ củatrường đại học đối với gia đình và xã hội

1. Trường đại học thông báo công khai về:

a. Chỉ tiêu, điều kiện, kế hoạch và phương thức tuyển sinhmới hàng năm, tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi, công nhận tốt nghiệp và cácquy định riêng của trường liên quan đến học tập, quyền và nghĩa vụ củangười học;

b. Điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, điều kiện phụcvụ học tập, nghiên cứu và sinh hoạt của người học tại trường;

c. Số liệu thống kê hàng năm về người tốt nghiệp và cóđược việc làm phù hợp với ngành nghề được đào tạo.

2. Trường đại học có trang website riêng, thường xuyên cậpnhật các thông tin nêu ở khoản 1 Điều này và các thông tin khác về tổ chứcvà hoạt động của trường.

3. Trường đại học chủ động phối hợp với các tổ chứcchính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để thực hiện mục tiêugiáo dục toàn diện cho người học, kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhànước, gia đình và xã hội; thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong nhàtrường; xây dựng nhà trường thực tự trở thành trung tâm văn hoá, khoa học.

4. Trường đại học thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá sựnghiệp giáo dục, tạo điều kiện để xã hội có thể tham gia đầu tư xây dựngcơ sở vật chất, góp ý kiến cho nhà trường về quy hoạch phát triển, cơ cấungành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo; hỗ trợ kinh phí cho người học vàtiếp nhận người tốt nghiệp; giám sát các hoạt động giáo dục và tạo lậpmôi trường giáo dục lành mạnh.

5. Trường đại học có trách nhiệm phổ biến trong cộng đồngcác tri thức khoa học, chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và pháttriển công nghệ.

Điều 24. Quan hệ giữa trường đại học với các Bộ, ngành,địa phương và các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất kinh doanh

1. Trường đại học có trách nhiệm chủ động phối hợp vớicác Bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức khoa học và công nghệ, các cơsở sản xuất kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho người học tham quan, thựchành, thực tập và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp; gắn việc giảng dạy, họctập với môi trường xã hội.

2. Trường đại học phối hợp với Bộ, ngành, các địa phươngcác doanh nghiệp trong việc xác định nhu cầu đào tạo, gắn đào tạo với việclàm và việc tuyển dụng người học đã tốt nghiệp; triển khai ứng dụng nhữngthành tựu khoa học và công nghệ mới vào thực tiến sản xuất và đời sống xãhội.

Điều 25. Quan hệ giữa trường đại học với các cơ sở vănhoá, nghệ thuật, thể dục thể thao, cơ quan thông tin đại chúng

Trường đại học chủ động phối hợp với các cơ sở văn hoá,nghệ thuật, thể dục thể thao, các cơ quan thông tin đại chúng trong các hoạtđộng văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao, tạo môi trường giáo dục lànhmạnh; phát hiện và bồi dưỡng những người học có năng khiếu về hoạt độngnghệ thuật, thể dục thể thao; tạo kinh doanh về cơ sở vật chất, tài chínhphục vụ hoạt động giao lưu, văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao cho ngườihọc.

Điều 26. Quan hệ trường đại học với chính quyền địaphương

Trường đại học chủ động phối hợp với chính quyền địaphương nơi trường đặt trụ sở trong việc đưa tiến bộ khoa học và côngnghệ vào sản xuất, đời sống xã hội và đào tạo nhân lực cho địa phương;bảo đảm trật tự, an ninh, cảnh quan môi trường học tập và an toàn củangười học; ngăn chặn việc sử dụng ma tuý và các tệ nạn xã hội xâm nhậpvào nhà trường.

 

                                                 Chương V

                                           Quan hệ Quốc tế

Điều 27. Nhiệm vụ về quan hệ quốc tế

1. Trường đại học chủ động thiết lập các mối quan hệ hợptác, ký các văn bản ghi nhớ, thoả thuận về đào tạo, khoa học và công nghệvới các trường đại học, các tổ chức giáo dục, khoa học và công nghệ nướcngoài; mời chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm theocác quy định của nhà nước.

2. Trường đại học xây dựng các dự án có vốn đầu tưnước ngoài trình cơ quan có thẩm quyền quyết định; huy động nguồn lực đểthực hiện tốt các thoả thuận, các dự án phù hợp với các quy định của nhànước.

3. Trường đại học tổ chức thí điểm các chương trình đàotạo quốc tế trong khuôn khổ các dự án hợp tác với các trường đại học cóuy tín trên thế giới, trên cơ sở đó kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạokiểm tra, công nhận là chương trình đào tạo chính thức của trường.

4. Trường đại học tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế theocác quy định của nhà nước và của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Trường đại học tham gia các tổ chức quốc tế về giáodục, khoa học và công nghệ theo quy định của nhà nước.

Điều 28. Hợp tác về giáo dục với nước ngoài

1. Trường đại học hợp tác với các tổ chức cá nhân nướcngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong giảng dạy học tập vànghiên cứu khoa học.

2. Trường đại học khuyến khích và tạo điều kiện để giảngviên, cán bộ nhân viên ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu, traođổi kinh nghiệm, học thuật theo các chương trình của nhà nước, của nhàtrường hoặc tự túc hoặc bằng kinh phí do tổ chức, cá nhân ở trong nước vànước ngoài tài trợ.

                                             Chương VI

                                     Tổ chức và nhân sự

Điều 29. Cơ cấu tổ chức của trường đạihọc

1. Cơ cấu tổ chức của trường đại học bao gồm:

a. Hội đồng trường đối với các trường công lập hoặc Hộiđồng quản trị đối với các trường bán công, dân lập và tư thục (sau đâygọi chung là các trường ngoài công lập);

b. Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng đối với trườngđại học, Giám đốc và các Phó Giám đốc đối với học viện (sau đây gọichung là Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng);

c. Hội đồng khoa học và đào tạo;

d. Các phòng chức năng;

d. Các khoa và bộ môn trực thuộc trường;

e. Các bộ môn thuộc khoa. Một số trường đại học chuyênngành có thể chỉ có các khoa hoặc bộ môn trực thuộc trường;

g. Các tổ chức khoa học và công nghệ như viện, trung tâm,các cơ sở phục vụ đào tạo, khoa học và công nghệ;

h. Các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp;

i. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam;

k. Các đoàn thể và tổ chức xã hội.

2. Cơ cấu tổ chức của Đại học Quốc gia được quy địnhNghị định số 07/2001/NĐ-CP ngày 1 tháng 2 năm 2001 của Chính phủ về Đại họcQuốc gia.

3. Cơ cấu tổ chức của các đại học được quy định trong quychế về tổ chức và hoạt động của các đại học.

4. Cơ cấu tổ chức cụ thể của trường đại học được quyđịnh trong quy chế về tổ chức và hoạt động của trường.

Điều 30. Hội đồng trường và Hội đồng quản trị

1. Hội đồng trường là cơ quan quản trị của trường đạihọc. Hội đồng trường quyết định các chủ trương lớn để thực hiện quyềntự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường đại học được Nhà nước giaotheo quy định của pháp luật và theo Điều lệ này.

a. Hội đồng trường có các nhiệm vụ sau đây:

- Quyết định về mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triểncủa trường bao gồm dự án quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn và dàihạn phù hợp với Quy hoạch mạng lưới các trường đại học của nhà nước;

- Quyết định về dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động củatrường hoặc các bổ sung, sửa đổi quy chế trước khi Hiệu trưởng trình cáccấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Quyết nghị chủ trương chi tiêu, đầu tư xây dựng cơ sởvật chất, mua sắn trang thiết bị từ nguồn vốn nêu tại các khoản 2 và 3 Điều53 của Điều lệ này;

- Giám sát việc thực hiện "Quy chế thực hiện dân chủtrong các hoạt động của nhà trường" do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo ban hành và các quyết nghị của Hội đồng trường, báo cáo cơ quan chủquản và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b. Các cuộc họp của Hội đồng trường được coi là hợp lệkhi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự. Các quyết nghị của Hội đồng chỉcó giá trị khi có quá nửa tổng số thành viên Hội đồng nhất trí.

c. Hiệu trưởng trường đại học có trách nhiệm thực hiệncác quyết nghị hoặc kết luận của Hội đồng trường về những nội dung đượcquy định tại mục a của khoản này. Khi Hiệu trưởng không nhất trí với quyếtnghị hoặc kết luận của Hội đồng trường phải kịp thời báo cáo xin ý kiếncơ quan chủ quản.

d. Nhiệm kỳ của Hội đồng trường là 5 năm. Hội đồngtrường có các thành viên là: Hiệu trưởng, Bí thư Đảng uỷ trường, đạidiện các giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục có uy tín trong và ngoàitrường, các tổ chức chính trị xã hội trong trường, các tổ chức, cá nhântham gia đầu tư xây dựng trường. Chủ tịch Hội đồng trường là chuyên tráchvà do các thành viên của Hội đồng trường bầu theo nguyên tắc đa số phiếu.Hiệu trưởng không kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường.

đ. Tổng số các thành viên Hội đồng trường là một số lẻ.Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cơ cấu thành viên cụ thể, quychế hoạt động, quy trình bầu cử, công nhận các thành viên, Chủ tịch vàTổng thư ký; hướng dẫn về điều kiện và thủ tục thành lập Hội đồngtrường.

2. Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện duy nhất quyềnsở hữu của các trường ngoài công lập; có trách nhiệm và quyền tự chủquyết định những vấn đề quan trọng về tổ chức, nhân sự và tài chính, tàisản của trường.

a. Hội đồng quản trị thực hiện chức năng và các nhiệm vụcủa Hội đồng trường quy định tại mục a khoản 1 của Điều này và các chứcnăng, nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị.

b. Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồngquản trị được quy định trong Quy chế về tổ chức và hoạt động của từngloại hình trường ngoài công lập.

Điều 31. Hiệu trưởng trường đại học

1. Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật của nhàtrường; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt độngcủa nhà trường theo các quy định của pháp luật và của Điều lệ này.

2. Hiệu trưởng trường đại học phải có đủ các tiêu chuẩnsau đây:

a. Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín tronggiới khoa học, giáo dục, có năng lực và đã có ít nhất 5 năm tham gia quảnlý giáo dục đại học từ cấp bộ môn trở lên;

b. Có học vị Tiến sĩ;

c. Có sức khoẻ; tuổi khi bổ nhiệm Hiệu trưởng trường đạihọc công lập không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ. Những trường hợpđặc biệt Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất với cơ quan chủquản xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ trước khi quyết định;

Tuổi bổ nhiệm Hiệu trưởng các trường ngoài công lập đượcquy định trong Quy chế về tổ chức hoạt động của từng loại hình trường.

Điều 32. Quyền hạn và trách nhiệm của Hiểu trưởng về tổchức và nhân sự

1. Quyết định thành lập và giải thể các tổ chức củatrượng quy định tại điểm c, d, đ, e, g, h khoản 1 Điều 29 của Điều lệ này.

2. Ban hành và bãi bỏ các nội quy, quy định trong nội bộtrường nhằm đảm bảo việc điều hành, kiểm tra và giám sát mọi hoạt độngcủa trường theo đúng các quy định hiện hành.

3. quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh trong cáctổ chức được quy định tại điểm c khoản 1, trưởng, phó các đơn vị quyđịnh tại các điểm d, đ, e, g, h khoản 1 Điều 29 của Điều lệ này.

4. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, tổchức việc bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên;chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và tạo điều kiện cho giảng viên, cánbộ, nhân viên và người học tham gia các sinh hoạt đoàn thể và hoạt độngxã hội.

5. Tổ chức thi tuyển cán bộ, nhân viên, quyết định việctiếp nhận, chuyển ngạch các chức danh từ giảng viên chính trở xuống; đượccơ quan chủ quản nhà trường uỷ quyền tổ chức thi nâng ngạch và bổ nhiệmvào ngạch từ giảng viên chính trở xuống theo quy định của nhà nước (vớicác trường công lập), phù hợp với cơ cấu cán bộ, nhân viên của trường vàtiêu chuẩn chức danh của ngành giáo dục.

Ký quyết định tuyển dụng, thôi việc và thuyên chuyển côngtác giảng viên, cán bộ, nhân viên và ký hợp đồng lao động theo quy địnhcủa pháp luật.

6. Thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong các hoạt độngcủa nhà trường do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

7. Bảo đảm quyền lợi người học theo quy định của Điều lệnày.

8. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về các mặt hoạtđộng của trường theo quy định hiện hành.

9. Thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật theo quy định củanhà nước.

10. Đảm bảo trật tự, an ninh và an toàn trong nhà trường.

Điều 33. Quyền hạn và trách nhiệm của Hiệu trưởng về hoạtđộng đào tạo

1. Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo được quyđịnh tại Chương Ii của Điều lệ này.

2. Chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo của nhà trường.

Điều 34. Quyền hạn và trách nhiệm của Hiệu trưởng về hoạtđộng khoa học và công nghệ

1. Xây dựng kết hoạch hoạt động khoa học và công nghệ củatrường báo cáo các cơ quan có thẩm quyền.

2. Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, pháttriển công nghệ, các đề tài hợp tác quốc tế, các dự án phát triển cấpnhà nước.

3. Tham gia quản lý và các tổ chức thực hiện các đề tàinghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, các đề tài hợp tác quốc tế, cácdự án phát triển cấp bộ.

4. Xét duyệt, quản lý và nghiệm thu các đề tài nghiên cứukhoa học, phát triển công nghệ, các đề tài hợp tác quốc tế, các dự ánphát triển cấp trường.

5. Xây dựng, tổ chức, quản lý các nguồn thông tin khoa họcvà công nghệ và các dịch vụ khoa học và công nghệ.

Điều 35. Quyền hạn và trách nhiệm của Hiệu trưởng về tàichính, tài sản và đầu tư

1. Hiệu trưởng là chủ tài khoản của trường đại học, chịutrách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tàisản của đơn vị;

2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định về quản lýtài chính, tài sản tại các Điều 52, 55 của Điều lệ này và các quy địnhvề lao động, tiền lương, tiền công, học bổng, học phí, trợ cấp xã hội,các chế độ chính sách tài chính đối với giảng viên, cán bộ, nhân viên vàngười học của trường;

3. quyết định mức chi quản lý, chi nghiệp vụ trong phạm vinguồn tài chính được sử dụng, tuỳ theo nội dung và hiệu quả công việc quyđịnh tại Điều 55 của Điều lệ này.

4. Tuỳ theo điều kiện cụ thể Hiệu trưởng các trường cônglập được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Thủ trưởng cơ quan chủquản uỷ quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm B, C sử dụng vốn ngânsách nhà nước theo quy định của nhà nước.

5. Hiệu trưởng thực hiện việc quyết định đầu tư và quảnlý các dự án từ ngân sách nhà nước theo Quy chế quản lý đầu tư và xâydựng do Chính phủ ban hành.

6. Căn cứ vào quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển nhà trườngđã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quyết nghị của Hội đồng trườnghoặc Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng chịu trách nhiệm xem xét, quyết địnhđầu tư và phê duyệt tất cả các dự án, thủ tục xây dựng cơ bản, mua sắm,thanh lý tài sản từ nguồn vốn nêu tại các khoản 2 và 3 Điều 53 của Điềulệ này.

Điều 36. Quyền hạn và trách nhiệm của Hiệu trưởng về quanhệ quốc tế

1. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quan hệ quốc tế đượcquy định tại Chương V của Điều lệ này.

2. quyết định cử cán bộ từ Phó Hiệu trưởng trở xuống đicông tác ở nước ngoài trên cơ sở những quy định hiện hành của nhà nước.

3. Quản lý các đoàn ra, đoàn vào trong vi phạm hoạt độngcủa trường theo quy định của pháp luật.

4. Định kỳ báo cáo cơ quan chủ quản và Bộ Giáo dục vàĐào tạo về công tác quan hệ quốc của của trường;

Điều 37. Nguyên tắc bổ nhiệm Hiệu trưởng

1. Hiệu trưởng được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệmkỳ, mỗi nhiệm kỳ là 5 năm và không giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.

2. Thủ trưởng cơ quan chủ quản bổ nhiệm, miễn nhiệm Hiệutrưởng các trường đại học công lập. Trong những trường hợp cụ thể, Thủtrưởng cơ quan chủ quản tổ chức thăm dò tín nhiệm tại trường trước khi bổnhiệm.

Quy trình bổ nhiệm Hiệu trưởng trường công lập được thựchiện theo quy định của nhà nước.

3. Thủ trưởng cơ quan chủ quản công nhận, không công nhậnHiệu trưởng các trường đại học ngoài công lập.

Quy trình công nhận Hiệu trưởng các trường ngoài công lậpđược thực hiện theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của từng loại hìnhtrường.

4. Trong trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan chủ quản(với các trường công lập) hoặc Hội đồng quản trị (với các trường ngoàicông lập) có thể tổ chức lấy phiếu thăm dò tín nhiệm đối với Hiệu trưởnggiữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất.

Điều 38. Phó Hiệu trưởng trường đại học

1. Giúp việc cho Hiệu trưởng có các Phó Hiệu trưởng. PhóHiệu trưởng trường đại học phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, cósức khoẻ, tuổi khi bổ nhiệm không quá 55 đối với năm và 50 đối với nữ.Riêng Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo và nghiên cứu khoa học phải cóđủ các tiêu chuẩn như đối với Hiệu trưởng.

Theo đề nghị của Hiệu trưởng, Thủ trưởng cơ quan chủ quảnbổ nhiệm và miễn nhiệm Phó Hiệu trưởng (đối với các trường công lập);công nhận, không công nhận Phó Hiệu trưởng (đối với các trường ngoài cônglập).

2. Phó Hiệu trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

a. Giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý và điều hành cáchoạt động của trường; trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theosự phân công của Hiệu trưởng và giải quyết các công việc do Hiệu trưởnggiao;

b. Khi giải quyết công việc được Hiệu trưởng giao, Phó Hiệutrưởng thay mặt Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về kếtquả công việc được giao.

3. Nhiệm kỳ của phó hiệu trưởng theo nhiệm kỳ của Hiệutrưởng.

4. Trong trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan chủ quản(với các trường công lập) hoặc Hội đồng quản trị (với các trường ngoàicông lập) có thể tổ chức lấy phiếu thăm dò tín nhiệm đối với Phó Hiệutrưởng giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất.

Điều 39. Hội đồng khoa học và đào tạo

1. Hội đồng khoa học và đào tạo là tổ chức tư vấn choHiệu trưởng về:

a. Mục tiêu, chương trình đào tạo; kế hoạch dài hạn và kếhoạch hàng năm phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ củatrường;

b. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhânviên.

2. Các thành viên Hội đồng khoa học và đào tạo của trườngđược quyền kiến nghị về kế hoạch và nội dung công việc của Hội đồng.

3. Hội đồng khoa học và đào tạo của trường đại học baogồm: Hiệu trưởng, một số Phó Hiệu trưởng, các Trưởng khoa, các Việntrưởng; một số Giám đốc trung tâm, Trưởng phòng, Giáo sư, Phó Giáo sư,Tiến sĩ, giảng viên, cán bộ hoạt động khoa học - công nghệ của trường; mộtsố nhà khoa học, giáo dục, quản lý giáo dục và đại diện một số tổ chứckinh tế - xã hội ở ngoài trường quan tâm và am hiểu về giáo dục đại học.

4. Hội đồng khoa học và đào tạo được thành lập theo quyếtđịnh của Hiệu trưởng. Nhiệm kỳ của Hội đồng khoa học và đào tạo theonhiệm kỳ của Hiệu trưởng. Chủ tịch Hội đồng do các uỷ viên Hội đồng bầutheo nguyên tắc đa số phiếu. Trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết địnhtheo phía có phiếu của Hiệu trưởng. Hiệu trưởng ký quyết định bổ nhiệmChủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo.

5. Hội đồng khoa học và đào tạo họp ít nhất 6 tháng mộtlần và do Chủ tịch Hội đồng triệu tập.

Điều 40. Các phòng chức năng

1. Các phòng có nhiệm vụ tham mưu và giúp Hiệu trưởng trongviệc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các mảng côngviệc chủ yếu của trường: hành chính - tổng hợp, tổ chức - cán bộ, đào tạođại học và sau đại học, khoa học và công nghệ, công tác chính trị - quảnlý người học, kế hoạch - tài chính, quan hệ quốc tế, thanh tra.

2. Đứng đầu các phòng là Trưởng phòng do Hiệu trưởng bổnhiệm, miễn nhiệm. Giúp việc Trưởng phòng có các Phó trưởng phòng do Hiệutrưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng phòng. Tuổi khi bổnhiệm Trưởng phòng, Phó trưởng phòng không quá 55 đối với năm và 50 đốivới nữ. Nhiệm kỳ của Trưởng phòng, Phó trưởng phòng theo nhiệm kỳ của Hiệutrưởng và có thể được bổ nhiệm lại. Trong trường hợp cần thiết, Hiệutrưởng có thể lấy phiếu tín nhiệm đối với Trưởng phòng.

Điều 41. Các khoa và bộ môn trực thuộc trường

1. Khoa là đơn vị quản lý hành chính cơ sở của trường, cócác nhiệm vụ sau đây:

a. Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập vàchủ trì tổ chức quá trình đào tạo một hoặc một số ngành; tổ chức quátrình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạchgiảng dạy chung của nhà trường;

b. Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khaithác các dự án hợp tác quốc tế; phối hợp với các tổ chức khoa học và côngnghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sảnxuất kinh doanh và đời sống xã hội;

c. Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên và người họcthuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;

d. Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo vànghiên cứu khoa học;

đ. Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học doHiệu trưởng giao. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, họctập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy - học, thựchành, thực tập và thực nghiệm khoa học;

e. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáodục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ giảng viên, cánbộ, nhân viên và người học, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trìnhđộ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và cán bộ nhân viên thuộc khoa.

2. Trên cơ sở quyết định của Hội đồng trường về kế hoạchphát triển của trường, Hiệu trưởng quyết định thành lập và giải thể cáckhoa.

3. Đứng đầu các khoa là Trưởng khoa do Hiệu trưởng bổnhiệm, miễn nhiệm. Giúp việc Trưởng khoa có các Phó Trưởng khoa do Hiệutrưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng khoa. Nhiệm kỳ củaTrưởng khoa và phó trưởng khoa là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lạinhưng không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.

4. Trưởng khoa, phó trưởng khoa được chọn trong số cácgiảng viên có uy tín, có kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý.Trưởng khoa có học vị tiến sĩ.

5. Tuổi khi bổ nhiệm Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa các trườngcông lập không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ. Giới hạn tuổi bổnhiệm Trưởng khoa, phó trưởng khoa trong các trường ngoài công lập được quyđịnh trong quy chế về tổ chức và hoạt động của từng loại hình trường.

6. Quy trình bổ nhiệm Trưởng khoa được quy định trong quychế về tổ chức và hoạt động của trường.

7. Trong các khoa có Hội đồng khoa học và đào tạo của khoa.Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng khoa học và đào tạo của khoa do Hiệutrưởng quy định.

8. Trên cơ sở quyết định của Hội đồng trường về kế hoạchphát triển của trường, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập, giải thể vàquy định nhiệm vụ cụ thể của bộ môn trực thuộc trường.

9. Trong các trường đại học chuyên ngành chỉ tổ chức khoahoặc bộ môn trực thuộc trường thì các khoa hoặc bộ môn trực thuộc có chứcnăng, nhiệm vụ của khoa và bộ môn được quy định tại các Điều 41 và 42Điều lệ này.

Điều 42. Các bộ môn

1. Bộ môn là đơn vị cơ sở về đào tạo, khoa học và côngnghệ của trường đại học, chịu trách nhiệm về học thuật trong các hoạtđộng đào tạo, khoa học và công nghệ.

Trên cơ sở ý kiến tư vẫn của Hội đồng khoa học và đàotạo và đề nghị của Trưởng khoa, Hiệu trưởng quyết định việc thành lập,giải thể và quy định nhiệm vụ cụ thể của bộ môn. Bộ môn hoạt động theoquy chế do Hiệu trưởng quy định.

2. Bộ môn có các nhiệm vụ sau đây:

a. Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng tiến độ giảngdạy, học tập một số môn học trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chungcủa trường, của khoa;

b. Xây dựng và hoàn thiện nội dung, chương trình, biên soạngiáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến chuyên ngành đào tạo và mônhọc được khoa và trường giao;

c. Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, tổ chức cáchoạt động học thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;

d. Tiến hành nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ vàcung ứng các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của trường và khoagiao; chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và côngnghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứ khoa học vớihoạt động sản xuất và đời sống xã hội, bổ sung nguồn tài chính chotrường;

đ. Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học của bộmôn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thuộc chuyên ngày;

e. Chủ trì việc đào tạo chuyên ngành cho một hoặc một sốchuyên ngành; chủ trì việc đào tạo các chuyên ngành sau đại học;

g. Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị của bộ môn.

3. Đứng đầu bộ môn là Trưởng bộ môn. Trưởng bộ môn doHiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Trưởng khoa saukhi tham khảo ý kiến của các giảng viên trong bộ môn. Trưởng bộ môn là nhàkhoa học có uy tín của chuyên ngành đào tạo tương ứng. Nhiệm kỳ củaTrưởng bộ môn là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Tiêu chuẩn cụ thểvà giới hạn về độ tuổi của Trưởng bộ môn do Hiệu trưởng quy định nhưngkhông vượt quá tuổi lao động quy định tại Luật Lao động đối với cáctrường công lập hoặc tuổi quy định tại quy chế về tổ chức và hoạt độngcủa từng loại hình trường đối với các trường ngoài công lập.

Điều 43. Các tổ chức khoa học và công nghệ, các doanh nghiệpvà các đơn vị sự nghiệp

1. Các tổ chức khoa học và công nghệ trong trường đại họcgồm có các tổ chức nghiên cứu và phát triển và các tổ chức dịch vụ khoahọc và công nghệ.

2. Các tổ chức nghiên cứu và phát triển được tổ chứcdưới các hình thức: viện, trung tâm và các cơ sở nghiên cứu và phát triểnkhác. Các tổ chức nghiên cứu và phát triển được thành lập và hoạt độngtheo quy định của pháp luật và có các nhiệm vụ sau:

a. Triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ, đưa tiếnbộ khoa học vào chuyển giao công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xãhội, an ninh, quốc phòng;

b. Tham gia đào tạo, gắn đào tạo với hoạt động khoa học vàcông nghệ.

3. Các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được thànhlập và hoạt động theo quy định của pháp luật để phục vụ nghiên cứu khoahọc và phát triển công nghệ, triển khai các hoạt động có liên quan đến sởhữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đàotạo, bồi dưỡng, bổ biến và ứng dụng tri thức khoa học và công nghệ vàothực tiễn.

4. Các doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp được tổ chứcphù hợp với ngành nghề đào tạo của trường, phục vụ cho mục tiêu pháttriển của trường; được thành lập và hoạt động theo quy định của phápluật;

5. Trên cơ sở quyết định của Hội đồng trường về kế hoạchphát triển của trường, Hiệu trưởng quyết định việc thành lập và giải thểcác tổ chức khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp và các đơn vị sựnghiệp.

Điều 44. Các cơ sở phục vụ đào tạo, khoa học và công nghệ

1. Trường đại học có Trung tâm thông tin tư liệu phục vụhoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ. Trung tâm thông tin tư liệu cótrách nhiệm quản lý, bổ sung và cung cấp thông tin, tư liệu khoa học và côngnghệ trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực hoạt động của trường, thu thậpvà bảo quản các sách, tạp chí, băng, đĩa, các tài liệu lưu trữ, các luậnán đã bảo vệ tại trường, các ấn phẩm của trường; hướng dẫn và quản lýcông tác quyền sở hữu trí tuệ của trường. Trung tâm thông tin tư liệu hoạtđộng theo quy chế do Hiệu trưởng ban hành.

2. Trường đại học có tổ chức in ấn. Nhiệm vụ, chức năngcủa tổ chức in ấn do Hiệu trưởng quy định phù hợp với pháp luật hiện hành.

3. Trường đại học còn có các đơn vị phục vụ công tácđào tạo, khoa học và công nghệ như: phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạmquan trắc, trạm thực nghiệm, xưởng, trường thực hành, bảo tàng, phòng truyềnthống, tổ chức dịch vụ, câu lạc bộ, nhà văn hoá - thể dục thể thao, hệthống ký túc xá, nhà ăn. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở này được quyđịnh trong Quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

4. Trên cơ sở quyết định của Hội đồng trường về kế hoạchphát triển của trường, Hiệu trưởng quyết định việc thành lập và giải thểcác cơ sở phục vụ đào tạo, khoa học và công nghệ.

 

CHƯƠNG VII


                             Giảng viên, cán bộ, nhân viên

Điều 45. Quyền hạn và trách nhiệm củagiảng viên, cán bộ, nhân viên

1. Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, Nghị quyết của Đảng,chính sách, pháp luật của nhà nước, thực hiện đầy đủ các quy chế của BộGiáo dục và Đào tạo, Điều lệ trường đại học, Quy chế tổ chức và hoạtđộng và các quy định khác của trường do Hiệu trưởng ban hành.

2. Hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và các công tác khácđược trường khoa, bộ môn giao.

3. Tham gia góp ý kiến vào việc giải quyết những vấn đề quantrọng của nhà trường, những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện Quychế thực hiện dân chủ ở cơ sở.

4. Tham gia công tác quản lý nhà trường; tham gia công tácĐảng, đoàn thể khi được tín nhiệm.

5. Được hưởng lương, phụ cấp và các quyền lợi khác theoquy định của nhà nước và quy định của nhà trường; được xét tặng Huychường Vì sự nghiệp giáo dục và các phần thưởng cao quý khác: được tạocác điều kiện cần thiết để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Điều 46. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên

1. Tiêu chuẩn của giảng viên được quy định tại Điều 61Luật Giáo dục.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên được quy định tạicác Điều 63, 64 của Luật Giáo dục và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sauđây:

a. Nhiệm vụ:

- Hoàn thành nhiện vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa họcđược quy định theo giờ chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đối vớicác chức danh và ngạch tương ứng;

- Giảng dạy theo nội dung, chương trình đã được Bộ Giáodục và Đào tạo , trường đại học quy định. Viết giáo trình, bài giảng,tài liệu phục vụ giảng dạy - học tập theo sự phân công của các cấp quảnlý;

- Không ngừng tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cải tiếnphương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo;

- Tham gia và chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học, pháttriển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ và các hoạt động khoa họcvà công nghệ khác;

- Chịu sự giám sát của các cấp quản lý về chất lượng, nộidung, phương pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học;

- Hướng dẫn, giúp đỡ người học trong học tập, nghiên cứukhoa học, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, tác phong, lối sống.

b. Quyền hạn:

- Được bảo đảm về mặt tổ chức và vật chất kỹ thuật chocác hoạt động nghề nghiệp; được sử dụng các dịch vụ đào tạo, nghiên cứukhoa học và công nghệ và dịch vụ công cộng của nhà trường;

- Được quyền lựa chọn giáo trình, tài liệu tham khảo,phương pháp và phương tiện giảng dạy nhằm phát huy năng lực cá nhân, bảođảm nội dung, chương trình, chất lượng và hiệu quả của hoạt động đàotạo, khoa học và công nghệ.

- Được ký hợp đồng giảng dạy, khoa học và công nghệ vớicác cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu, cơ sở sản xuất và các tổ chức kinhtế khác theo quy định của Bộ Luật Lao động, Quy chế thỉnh giảng và kiêmnhiệm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các quy định có liên quan củanhà nước sau khi đã được sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền theo quyđịnh của Hiệu trưởng;

- Được đăng ký xét công nhận, được bổ nhiệm chức danhGiáo sư, Phó giáo sư theo quy định của nhà nước; được Nhà nước xét tặngdanh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú;

- Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm theo quyđịnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Được tham dự các hội nghị, hội thảo khoa học trong vàngoài nước theo quy định để công bố các công trình nghiên cứu khoa học,giáo dục.

Điều 47. Quyền, nghĩa vụ của giảng viên tham gia nghiên cứukhoa học và công nghệ và các cán bộ khoa học và công nghệ khác tham gia đàotạo

1. Quyền, nghĩa vụ của giảng viên tham gia nghiên cứu khoa họcvà công nghệ và các cán bộ hoạt động khoa học và công nghệ khác trongtrường đại học được quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật Khoa họcvà công nghệ.

2. Các cán bộ hoạt động khoa học và công nghệ tham gia đàotạo theo sự phân công của các cấp quản lý phải thực hiện các nhiệm vụ củagiảng viên.

Điều 48. Tuyển chọn giảng viên

Trường đại học ưu tiên tuyển chọn các sinh viên tốt nghiệpđại học loại xuất sắc, giỏi, có phẩm chất tốt và những người có bằng tốtnghiệp đại học trở lên, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn tốt bổ sung vàođội ngũ giảng viên.

Điều 49. Giảng viên, cán bộ, nhân viên làm việc theo hợpđồng dài hạn

Giảng viên, cán bộ, nhân viên làm việc theo hợp đồng dàihạn đã ký kết với trường có đầy đủ tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạnnhư các giảng viên, cán bộ, nhân viên khác.

                                     Chương VIII

                                        Người học

Điều 50. Đối tượng dự tuyển vào trườngđại học

Công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vàngười nước ngoài có đủ điều kiện quy định theo Quy chế tuyển sinh đạihọc và Quy chế tuyển sinh sau đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo đềuđược đăng ký dự tuyển và xét tuyển vào trường đại học.

 

Điều 51. Nhiệm vụ và quyền của người học

Nhiệm vụ và quyền của người học được quy định tại Điều74 và Điều 75 của Luật Giáo dục. Nghĩa vụ của người học tại trường đạihọc công lập được quy định tại Điều 76 của Luật Giáo dục. Ngoài ra, trongtrường đại học người học còn có các nhiệm vụ, quyền lợi và trách nhiệmsau:

1. Thực hiện quy chế đào tạo;

2. Thực hiện nghĩa vụ đóng học phí và các khoản khác theoquy định hiện hành của nhà nước;

3. Được hưởng các chế độ chính sách của nhà nước đốivới người học; được nhà trường tạo điều kiện trong học tập, hoạt độngkhoa học và công nghệ, tham gia các hội nghị khoa học, công bố các công trìnhkhoa học và công nghệ trong các ấn phẩm của trường;

4. Người thuộc diện cử tuyển, con em các dân tộc ở các vùngcó điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, diện chính sách xã hộivà các gia đình nghèo được cấp học bổng, trợ cấp, miễn giảm học phí, vayvốn tín dụng... theo quy định của nhà nước;

5. Học sinh, sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh xuất sắtđược hưởng các điều kiện ưu tiên trong học tập và nghiên cứu khoa họctheo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

                                          CHƯƠNG IX

                                  Tài sản và tài chính

Điều 52. Quản lý và sử dụng tài sản

1. Tài sản của trường đại học bao gồm: đất đai, nhà cửa,công trình xây dựng, các kết quả hoạt động khoa học và công nghệ, các trangthiết bị và những tài sản khác được Nhà nước giao cho trường quản lý vàsử dụng hoặc do trường đầu tư mua sắm, xây dựng hoặc được biếu, tặng đểđảm bảo các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển côngnghệ và các hoạt động khác.

2. Tài sản của trường đại học công lập thuộc sở hữu nhànước được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật.

3. Tài sản của trường đại học công lập được sở hữu, sửdụng và quản lý theo quy chế về tổ chức và hoạt động của từng loại hìnhtrường.

4. Ngoài việc bố trí kinh phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữathường xuyên tài sản hàng năm, trường đại học có kế hoạch và bố trí kinhphí hợp lý từ nguồn thu của trường để đầu tư bổ sung, đổi mới trangthiết bị, sửa chữa lớn, xây dựng mới và từng bước hiện đại hoá cơ sởvật chất kỹ thuật. Việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ sựnghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học phải tuân thủ các quy định của Điềulệ này.

5. Hàng năm, trường đại học tổ chức kiểm kê, đánh giálại giá trị tài sản của đơn vị và thực hiện chế độ báo cáo theo quyđịnh của nhà nước.

Điều 53. Nguồn tài chính của trường đại học

1. Ngân sách nhà nước cấp bao gồm:

a. Kinh phí hoạt động thường xuyên đối với trường đạihọc công lập được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần chi phí;

b. Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấpnhà nước, cấp bộ, ngành, chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụđột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao; kinh phí thanh toán cho nhàtrường theo chế độ đặt hàng để thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước;

c. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiếtbị phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học theo dự án và kếhoạch hàng năm; vốn đối ứng do các dự án được cấp có thẩm quyền phêduyệt; kinh phí đầu tư ban đầu, đầu tư khuyến khích của nhà nước đốivới các trường ngoài công lập;

2. Nguồn thu sự nghiệp bao gồm:

a. Thu học phí, lệ phí từ người học theo các quy định củanhà nước;

b. Thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoahọc, chuyển giao công nghệ, sản xuất thử;

c. Thu từ hoạt động sản xuất, dịch vụ;

d. Các nguồn thu sự nghiệp khác: lãi tiền gửi ngân hàng,tiền thanh lý, khấu hao tài sản mua sắm tư nguồn thu quy định tại khoản này;

3. Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a. Tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ chức, cánhân trong và ngoài nước;

b. Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vốn góp củacác tổ chức, cá nhân để đầu tư, mở rộng và phát triển nhà trường;

c. Các nguồn thu hợp pháp khác.

Điều 54. Nội dung chi của trường đại học

1. Chi thường xuyên cho hoạt động đào tạo, khoa học - côngnghệ và chi phục vụ các hoạt động đào tạo và khoa học - công nghệ củatrường.

2. Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, thực hiện nghĩavụ với ngân sách nhà nước.

3. Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhànước, cấp bộ, ngành; chương trình mục tiêu quốc gia; chi thực hiện đơnđặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát); chi vốn đối ứng thực hiện các dựán có vốn nước ngoài; chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được các cấpcó thẩm quyền giao.

4. Chi đầu tư phát triển, gồm: chi đầu tư xây dựng cơ sởvật chất, mua sắm tài sản cố định, trang thiết bị; chi thực hiện các dự ánđầu tư khác theo quy định của nhà nước.

5. Chi trả vốn vay, vốn góp.

6. Các khoản chi khác.

Điều 55. Quản lý tài chính

1. Trường đại học công lập được áp dụng chế độ tàichính quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2003 củaChính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.

2. Các trường đại học ngoài công lập được áp dụng chếđộ tài chính quy định tại Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạtđộng trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao và quy chế về tổ chứcvà hoạt động của từng loại hình trường.

 

CHƯƠNG X


          Thanh tra, kiểm tra khen thưởng và xử lý vi phạm

Điều 56. Thanh tra, kiểm tra

1. Trường đại học tổ chức việc tự kiểm tra thanh tra theo quyđịnh của pháp luật.

2. Trường đại học chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáodục và Đào tạo, cơ quan chủ quản và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 57. Khen thưởng

Cá nhân và tập thể trường đại học thực hiện tốt Điều lệnày, có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, khoa học và côngnghệ được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.

Điều 58. Xử lý vi phạm

1. Cá nhân, tập thể nào làm trái với các quy định củaĐiều lệ này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật,xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thìphải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo xử lý kỷ luật hoặc kiến nghịvới cơ quan chủ quản xử lý kỷ luật khi Hội đồng trường, Hội đồng quảntrị, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng làm trái với các quy định của Điều lệnày.

3. Khi trường đại học làm trái với các quy định của Điềulệ này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo có trách nhiệm xử lý theo các mức độ sau:

a. Nhắc nhở bằng văn bản;

b. Quyết định tạm ngừng tuyển sinh;

c. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ tạm ngừng hoạt độngcủa trường;

d. Trình Thủ tướng Chính phủ hoặc phối hợp với các cơ quanchủ quản trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giải thể trường.

 

Số lần xem trang: 2192
Điều chỉnh lần cuối: 27-02-2008

Các văn bản liên quan

QUYẾT ĐỊNH về việc ban hành chuẩn đầu ra tin học không chuyên cho sinh viên đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (18-10-2012)

LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁO DỤC (03-11-2010)

Quy định phân cấp giải quyết thắc mắc, kiến nghị của sinh viên (29-04-2010)

Quy định về đạo đức nhà giáo (17-04-2008)

Quy chế bằng 2 (13-03-2007)

Quy chế rèn luyện sinh viên (13-03-2007)

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (14-03-2007)

Quy định chế độ cử tuyển (14-03-2007)

Hướng dẫn thi hành Luật giáo dục (14-03-2007)

Về thanh tra giáo dục (14-03-2007)

Xem thêm ...

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : hai một chín hai ba

Xem trả lời của bạn !