Thống kê


Đang xem 884
Toàn hệ thống: 4217
Trong vòng 1 giờ qua

Tư vấn trực tuyến

NGÀNH LÂM NGHIỆP

 

Môn xét tuyển: Toán, Lý, Hóa hoặc Toán, Hóa, Sinh

1. CHUYÊNNGÀNH LÂM NGHIỆP

Ngành học đào tạo kỹ sư có hiểu biết toàn diện về mọi lĩnh vực hoạt động của ngành với những kiến thức về sinh thái học, lâm sinh, trồng rừng, điều tra, điều chế, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng với 03 hướng: lâm sinh, lâm nghiệp đô thị, lâm nghiệp xã hội.

Sinh viên có các kỹ năng như thực hiện được các nghiên cứu về lĩnh vực lâm sinh; áp dụng và phát triển những kỹ thuật khai thác - tái sinh rừng, trồng rừng và nuôi dưỡng rừng, điều tra, đánh giá tài nguyên rừng, quy hoạch; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực lâm sinh; đề xuất, lựa chọn các giải pháp, cải tiến công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm từ rừng; tham gia tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ chuyên ngành lâm sinh.

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm trách công việc liên quan đến lĩnh vực lâm sinh: các công ty, doanh nghiệp lâm nghiệp; làm việc tại các trường, phòng Khoa học & Công nghệ, các sở, phòng ban ở các tỉnh, huyện trong cả nước về lĩnh vực lâm nghiệp; làm việc tại các viện điều tra qui hoạch, các trung tâm ứng dụng và triển khai lâm nghiệp, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm; giảng dạy ngành lâm nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề…;

2. CHUYÊN NGÀNH NÔNG LÂM KẾT HỢP

Sinh viên được trang bị kiến thức cơ sở ngành về: Xã hội học, Xã hội học nông thôn, Sinh lý thực vật, Thống kê lâm nghiệp, Đất - lập địa, Thực vật rừng, sinh thái rừng, Khí tượng - thủy văn rừng; có kiến thức chuyên ngành về: Trồng rừng, Lâm nghiệp xã hội, Quản lý dự án LNXH, Hệ thống nông lâm kết hợp, Bảo tồn đất và nước trong NLKH, Luật và chính sách lâm nghiệp, Chẩn đoán và thiết kế NLKH, Mô hình hóa Nông Lâm Kết hợp, Kinh tế Nông lâm.

Các kỹ năng mà sinh viên tốt nghiệp có được như sau:

- Làm việc trực tiếp và có hiệu quả với người dân địa phương trong những bối cảnh mà các hệ thống nông lâm kết hợp tỏ ra ưu việt, cả về mặt bảo tồn và về mặt kinh tế xã hội để phát triển các hệ thống sử dụng đất bền vững trong đó thành phần cây gỗ chiếm vị trí then chốt trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ môi trường thiết yếu cho sinh kế địa phương và sự bền vững về môi trường.

- Phân tích các tiềm năng và hạn chế về đất, nước và tài nguyên sinh học và các yếu tố xã hội, kinh tế và thị trường trên một quan điểm hệ thống ở các cấp độ từ nông hộ đến cảnh quan, trong bối cảnh rộng hơn, trong đó nhấn mạnh sự tương tác của các thành phần trong các hệ thống nông lâm kết hợp trong cảnh quan;

- Phát triển và nhân rộng các hệ thống nông lâm kết hợp có sức sống về kinh tế, có tác động tích cực về môi trường và được sự chấp nhận của xã hội và đề xuất các phương án quản lý bền vững có tính khả thi ở các cấp độ nông hộ và cảnh quan.

- Tổ chức thực hiện các dự án, chương trình, hệ thống nông lâm kết hợp.

.3. CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

Đào tạo những kỹ sư lâm nghiệp chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng, có khả năng quản lý, tổ chức phát triển bền vững tài nguyên môi trường và chức năng nghiệp vụ khác của rừng.

Sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng như: phân tích các hệ sinh thái môi trường, sinh thái rừng; phân tích các hệ thống kỹ thuật và công nghệ trong quản lý tài nguyên rừng và môi trường; áp dụng các kiến thức xã hội, kinh tế, pháp luật vào công tác quản lý bảo vệ rừng và môi trường; giám sát và đánh giá diễn biến tài nguyên rừng và môi trường; tổ chức thực hiện các chương trình điều tra, phân tích đánh giá tài nguyên rừng và môi trường; thiết kế và tổ chức thực hiện các phương án quản lý tài nguyên rừng, môi trường bền vững; làm việc trong các vùng rừng với các cộng đồng dân tộc khác nhau với cách tiếp cận sinh thái nhân văn trong giao tiếp và thúc đẩy các hoạt động quản lý với các bên liên quan.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể:

-        Đảm trách công việc liên quan đến lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng tại: các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến tài nguyên rừng và môi trường, các doanh nghiệp, các viện và trung tâm nghiên cứu về tài nguyên rừng và môi trường bền vững, các cơ sở đào tạo, các cơ quan điều tra, quy hoạch rừng, các khu du lịch sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia, các cơ quan quản lý nhà nước về nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn các cấp.

-        Làm việc tại các trường, phòng Khoa học & Công nghệ, các sở, phòng ban ở các tỉnh, huyện trong cả nước về lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng;

-        Làm việc tại các viện điều tra qui hoạch - quản lý tài nguyên rừng, các trung tâm ứng và triển khai lâm nghiệp, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm.

-        Giảng dạy chuyên ngành quản lý tài nguyên rừng - ngành lâm nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề…;

-        Có thể làm chuyên gia tư vấn cho các chương trình, dự án về lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và phát triển lâm nghiệp.

4. CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT THÔNG TIN LÂM NGHIỆP

Ngành học nhằm trang bị cho sinh viên một phạm vi rộng về các phương pháp khoa học cũng như các công cụ phục vụ cho việc thu thập, phân tích, hiển thị và trao đổi thông tin dữ liệu trong môi trường lâm nghiệp, chủ yếu tập trung vào phạm vi của quản lý rừng và các vấn đề liên quan đến hệ sinh thái rừng.

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại bộ phận kỹ thuật của các lâm trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục phát triển lâm nghiệp, Sở Tài nguyên Môi trường, các dự án về phát triển lâm nghiệp. 

Số lần xem trang: 3326
Điều chỉnh lần cuối: 20-07-2016

Hệ đại học

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO (20-07-2016)

1. NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG (20-07-2016)

2. NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ (13-03-2007)

3. NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN (13-03-2007)

4. NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (13-03-2007)

5. NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NHIỆT (13-03-2007)

6. NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA (13-03-2007)

7. NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ (13-03-2007)

8. NGÀNH CÔNG NGHỆ - KỸ THUẬT Ô TÔ (13-03-2007)

9. NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI (13-03-2007)

Xem thêm ...

Trang liên kết

 

 

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : năm bảy bảy hai năm

Xem trả lời của bạn !

logolink